Nhu cầu trong marketing là gì
Mọi thứ trong thế giới này đều bắt đầu từ nhu cầu - là một phần cơ bản của các nguyên tắc marketing. Tuy nhiên, việc hiểu rõ chúng là vô cùng quan trọng (có ý nghĩa ra sao và tác động như thế nào) và cũng là cách hữu dụng nhất để trả lời cho câu hỏi nhu cầu là gì? Nhu cầu trong marketing là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. Nhu cầu là gì?
Là sự đòi hỏi tất yếu tự nhiên và là thuộc tính tâm lý của con người, giúp con người tồn tại và phát triển. Nếu được thoả mãn nhu cầu, con người sẽ có biểu hiện cảm xúc tích cực. Ngược lại, nếu nhu cầu không được đáp ứng và thoả mãn con người sẽ biểu hiện cảm xúc tiêu cực.
Con người có nhiều nhu cầu đa dạng và phức tạp. Nhu cầu thì vô hạn và thay đổi theo thời gian, theo đà phát triển của xã hội. Xã hội phát triển cao thì con người cũng có nhu cầu cao.
Trong Marketing qua sự xếp hạng thứ bậc của hệ thống nhu cầu cho chúng ta biết con người sống trong xã hội nào sẽ có nhu cầu của xã hội đó.
Ví dụ: ở những nước kém phát triển lạc hậu thì nhu cầu cần thiết là cái ăn cái mặt, làm thế nào để ăn no mặc ấm, do đó sản phẩm cung ứng phải là nhu yếu phẩm chứ không phải là nghệ thuật
Từ thực tế cuộc sống, người ta hiểu rằng, nhiều người thích mua một loại hàng hoá đâu phải chỉ vì sự tài tình của người bán, mà chính vì hàng hoá đó tạo ra sự hấp dẫn đối với người mua. Vì sao hàng hoá của hãng này lại có khả năng hấp dẫn người mua hơn hàng hoá cùng loại của hãng khác? Vì người sản xuất tạo ra cho nó một khả năng thích ứng với nhu cầu thị trừờng lớn hơn
2. Nhu cầu thị trường
Nhu cầu thị trường được nhiều người hiểu một cách quá đơn giản là sự đòi hỏi của con người về một vật phẩm nào đó. Nhưng thực ra thuật ngữ đó bao hàm một nội dung rộng lớn hơn mà nếu nhà kinh doanh chỉ dừng ở đó thì khó có thể tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình lên được.
Nhu cầu thị trường được nhiều người hiểu một cách quá đơn giản là sự đòi hỏi của con người về một vật phẩm nào đó. Nhưng thực ra thuật ngữ đó bao hàm một nội dung rộng lớn hơn mà nếu nhà kinh doanh chỉ dừng ở đó thì khó có thể tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình lên được.
3. Nhu cầu tự nhiên
Là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người nhận được. Nhu cầu tự nhiên được hình thành là do trạng thái ý thức của người ta về việc thấy thiếu một cái gì đó để phục vụ cho tiêu dùng. Trạng thái ý thức thiếu hụt đó phát sinh có thể do sự đòi hỏi của sinh lý, của môi trƣờng giao tiếp xã hội hoặc do cá nhân con ngƣời về vốn tri thức và tự thể hiện. Sự thiếu hụt càng được cảm nhận gia tăng thì sự khát khao đƣợc thoả mãn càng lớn và cơ hội kinh doanh càng trở nên hấp dẫn
Nhu cầu tự nhiên là vốn có, là một mặt bản thể của con người mà nhà hoạt động Marketing không tạo ra nó. Việc cần có cơm ăn, áo mặc, nhà ở,... gắn liền với sự tồn tại của chính bản thân con người. Hoạt động của những người hoạt động Marketing sẽ góp phần phát hiện ra trạng thái thiếu hụt, tức là những nhu cầu tự nhiên mới, chứ hoàn toàn không sáng tạo ra nó. Nhưng nếu các nhà quản trị Marketing chỉ dừng ở việc phát hiện ra nhu cầu tự nhiên của con người và sản xuất ra loại sản phẩm thuộc danh mục hàng hoá thoả mãn nhu cầu đó, thì trên thực tế họ không cần phải động não nhiều. Nhưng kinh doanh như vậy trong điều kiện hiện nay sẽ mang lại hiệu quả rất thấp, trừ khi doanh nghiệp kinh doanh loại sản phẩm ở vào vị thế độc quyền. Rốt cuộc họ chỉ cần làm như họ đã từng làm hoặc doanh nghiệp khác từng làm và rồi họ đón nhận lấy sự đào thải tất yếu của cuộc cạnh tranh nghiệt ngã trên thị trường. Bởi vì, khi xây dựng nhà máy luyện kim thì họ chỉ cần tạo cho sản phẩm của họ vẫn giữ nguyên đƣợc tên gọi là sắt thép, khi thành lập doanh nghiệp sản xuất xe đạp thì họ chỉ cần tạo ra một sản phẩm chở được người và dùng chân để đạp. Khi đó niệm của họ chỉ đơn giản là tạo ra một phương tiện để đáp ứng nhu cầu đi lại của con người mà có thể đạp bằng hai chân.
>> Tham khảo thêm sản phẩm túi trùm pallet dùng để đóng gói đồ gỗ xuất khẩu
4. Nhu cầu trong marketing
Là nhu cầu tự nhiên và mong muốn phù hợp với khả năng mua sắm. Nhà kinh doanh có thể phát hiện ra nhu cầu tự nhiên và mong muốn của con người. Họ có thể chế tạo ra đủ loại hàng hoá với những đặc tính cực kỳ hoàn mỹ nhưng họ cũng chẳng bán được bao nhiêu, nếu nhu chi phí sản xuất ra nó lại quá lớn, giá cao đến mức người ta không thể mua được, mặc dù người ta rất thích được dùng nó. Khi đó, nhu cầu tự nhiên và mong muốn hay nhu cầu tiềm năng không thể biến thành nhu cầu có khả năng thanh toán - cầu thị trường - nhu cầu thực hiện
Chừng nào mà nhà kinh doanh hiểu rõ được khách hàng sẽ cần loại hàng hoá gì? Hàng hoá đó phải có những đặc điểm gì? Đâu là những đặc trưng quan trọng nhất? Để tạo ra nó người ta phải tốn phí bao nhiêu. tương ứng với nó là mức giá nào thì người ta sẽ mua? khi đó họ mới thực sự hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng, và kinh doanh mới hy vọng mang lại cái mà họ chờ đợi - lợi nhuận. Để hiểu được nhu cầu thị trường đòi hỏi nhà quản trị Marketing phải nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng về các phương diện của nhu cầu
Tham khảo các bài viết liên quan: