Lập kế hoạch marketing

Nhiệm vụ quan trọng của nhân viên marketing trong công ty để giúp cho doanh nghiệp có có cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng, nâng cao doanh thu hàng tháng chính là việc xây dựng những bản kế hoạch marketing chi tiết, hiệu quả.

1.   Khái niệm lâp kế hoạch Marketing

Lập kế hoạch marketing là một bản chỉ dẫn chi tiết những nội dung và phạm vi các hoạt động marketing. Nội dung chủ yếu của một kế hoạch marketing bao gồm nhiệm vụ, mục tiêu, phân tích tình huống, sự phát triển các cơ hội, thị trường mục tiêu, các chương trình marketing, ngân sách, thời gian thực hiện.

Lập kế hoạch marketing là rất quan trọng với hầu hết các doanh nghiệp. Nó quyết định sự sống còn của sản phẩm. Nó được thể hiện qua giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng. Yếu tố chính của việc lập kế hoạch marketing là để biết khách hàng, hiểu được họ thích gì và họ mong đợi gì. Đồng thời, bản kế hoạch còn giúp bạn biết được đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm có liên quan, điểm mạnh, điểm yếu. Xác định đúng các yếu tố trên sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết sự thay đổi của thị trường.

2.   Nội dung của một kế hoạch marketing

Một kế hoạch marketing bao gồm những phần sau:

2.1   Tóm tắt kế hoạch marketing

Trong phần này sẽ trình bày khái quát, ngắn gọn mục tiêu và đề nghị của kế hoạch để nhà quản trị nắm bắt những vấn đề nổi trội những kiến nghị chủ chốt nhất mà một bản kế hoạch marketing cần phải đạt được. Mục đích của phần này là để cung cấp cho các cấp lãnh đạo của doanh nghiệp nắm bắt được những phương hướng cơ bản của bản kế hoạch marketing. Ở cuối phần tổng hợp nêu mục tiêu của bản kế hoạch marketing.

2.2   Tình hình marketing hiện tại

- Tình hình thị trường: Những dữ liệu về thị trường mục tiêu, quy mô, mức tăng trưởng, nhu cầu, nhận thức và khuynh hướng mua sắm của khách hàng.

- Tình hình sản phẩm: Về mức bán, giá, mức đóng góp vào lợi nhuận biên, lợi nhuận.

- Tình hình cạnh tranh: Về dữ liệu của đối thủ cạnh tranh, quy mô, mục tiêu, thị phần, chất lượng sản phẩm, chiến lược marketing, các đặc trung khác.

- Tình hình phân phối: Quy mô và tầm quan trọng của mỗi kênh phân phối.

- Tình hình môi trường vĩ mô: Mô tả những khuynh hướng của môi trường vĩ mô như dân số, kinh tế, công nghệ, chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội tác động đến tương lai của dòng sản phẩm này.

2.3   Những cơ hội/thách thức và điểm mạnh/điểm yếu

Phần này cung cấp những thông tin có liên quan đến cơ hội, thách thức chủ yếu cho sản phẩm và khả năng của doanh nghiệp có thể phát sinh đối với hàng hóa. Như vậy, để biết được cơ may, nguy cơ và khả năng liên quan đến hàng hóa, các nhà quản trị marketing và lãnh đạo doanh nghiệp phải dự kiến trước những sự kiện sẽ phát sinh và ảnh hưởng tới doanh nghiệp.

Cơ hội là một diễn biến tạo ra sức hấp dẫn đối với hoạt động marketing của doanh nghiệp mà nhờ khai thác nó doang nghiệp sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh. Khả năng là một hướng triển khai nỗ lực marketing giúp cho doanh nghiệp có thể dành được ưu thế cạnh tranh.

Thách thức là một diễn biến phát sinh do một xu thế bất lợi hay một sự kiện cụ thể mà nếu không có những nỗ lực marketing có định hướng thì có thể gây tổn hại cho sức sống của hàng hóa.

Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, điểm mạnh có thể là sự khéo léo, sự thành thạo, là nguồn lực của tổ chức hoặc khả năng cạnh tranh (sản phẩm tốt, sức mạnh của nhãn hiêu, công nghệ kỹ thuật cao hoặc là dịch vụ khách hàng tốt). Điểm mạnh có thể là tất cả những kết quả của việc liên minh hay sự mạo hiểm của tổ chức với đối tác có sức mạnh chuyên môn hoặc năng lực tài chính những thứ mà tạo nên khả năng cạnh tranh của công ty.

Điểm yếu là tất cả những gì công ty thiếu hoặc thực hiện không tốt bằng các đối thủ khác hoặc công ty bị đặt vào vị trí bất lơi. Điểm yếu có thể có hoặc có thể không làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty mà tùy thuộc vào việc có bao nhiêu điểm yếu thể hiện trong thị trường.

2.4   Phân tích vấn đề

Nhà quản trị marketing trên cơ sở căn cứ vào cơ hội, thách thức và điểm mạnh điểm yếu marketing của mình cần đề ra nhiệm vụ và phác họa những vấn đề cần giải quyết trong kế hoạch. Nhiệm vụ phải được trình bày dưới dạng những mục tiêu định lượng mà doanh nghiệp cố gắng đạt được trong thời hạn kế hoạch. Khi đề ra nhiệm vụ doanh nghiệp phải luôn chú ý đến cương lĩnh của mình. Những mục tiêu định lượng có thể là:

- Tỷ lệ phần trăm thị phần sẽ đạt được tăng lên.

- Tỷ lệ doanh lợi trên doanh số bán tăng lên.

Với những mục tiêu trên những vấn đề cần giải quyết.

2.5   Tư tưởng chiến lược marketing

Trình bày quan điểm chiến lược về marketing để giải quyết những nhiệm vụ đã đặt ra chiến lược marketing là một hệ thống luận điểm logic, phù hợp làm căn cứ tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ marketing bao gồm các vấn đề như: thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu, dòng sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, lực lượng bán hàng, dịch vụ, quảng cáo, khuyến mãi và nghiên cứu – phát triển.

Như vậy trong phần này, sau khi nêu ra tư tưởng chiến lược marketing các nhà quản trị marketing phải lựa chọn thị trường mục tiêu, trình bày khái quát tư tưởng chiến lược của từng yếu tố marketing – mix.

2.6   Chương trình hành động

Trong phần này cần ghi rõ chương trình hành động để biến chiến lược marketing đã nếu ở trên thành hiện thực trên cơ sở trả lời các câu hỏi sau:

- Những công việc gì sẽ phải làm?

- Khi nào sẽ làm xong?

- Ai sẽ làm việc đó?

- Việc đó tiêu tốn hết bao nhiêu?

2.7   Dự toán phân sách

Bước này thực chất là dự báo lời lỗ. Khi dự báo lời lỗ để dễ theo dõi cần ghi thành hai cột: thu và chi.

Ở cột thu ghi dự báo số lượng, đơn vị hàng hóa và đơn giá trung bình của hàng hóa sẽ bán.

Bên cột chi sẽ ghi những chi phí sản xuất, chi phí lưu thông và chi phí marketing.

Hiệu của hai cột này là mức lãi, lỗ dự kiến. Căn cứ vào kết quả dự toán ngân sách, ban lãnh đạo tối cao của doanh nghiệp sẽ quyết định có phê chuẩn kế hoạch marketing hay không? Ngân sách này nếu được chấp nhận sẽ là cơ hội phát triển sản xuất, tuyển chọn nhân viên và thực hiện hoạt động marketing.

2.8   Trình tự kiểm soát

Phần cuối của bản kế hoạch trình bày trình tự kiểm soát tiến độ thực hiện tất cả những công việc đề ra. Thông thường các mục tiêu và kinh phí được phân bổ theo tháng hay quý, do đó tiến độ kiểm soát cũng có thể tiến hành theo các khoảng thời gian này. Kiểm soát marketing nhằm phát hiện những sai lệch giữa thực hiện với kế hoạch, xác định nguyên ngân gây nên sai lệch. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu kỳ vọng.

Tham khảo các bài viết liên quan: 

Bài viết liên quan

Back to top button
Close
Close