Cách thiết kế bao bì đẹp chuyên nghiệp
Thiết kế bao bì sản phẩm chứa đựng mọi thứ trên thế giới, từ những viên kẹo M&M nhiều màu, cho đến những túi bột giặt hay những lon bia hấp dẫn. Tất cả đều cần một mẫu mã, bao bì thật bắt mắt!
Vì sao doanh nghiệp nên chú trọng vào thiết kế bao bì? Một thiết kế bao bì đẹp mắt, độc đáo chắc chắn sẽ gây được ấn tượng với khách hàng, khiến họ dễ dàng “rút hầu bao” mua ngay sản phẩm đó.
Khách hàng ngày càng khắt khe hơn khi ra quyết định mua hàng, vì vậy, doanh nghiệp cần đầu tư thiết kế bao bì chuyên nghiệp – yếu tố tác động mạnh mẽ giúp tăng trưởng doanh thu sản phẩm. Hãy theo dõi trọn bộ hướng dẫn thiết kế bao bì sản phẩm chuyên nghiệp dưới đây!
1. Bao bì sản phẩm là gì?
Bao bì sản phẩm là hình thức bên ngoài của một sản phẩm, bao gồm chất liệu, màu sắc, hình ảnh, phông chữ được sử dụng trên bao bì, hộp, chai hoặc bất kỳ loại hộp đựng nào.
Ngoài công dụng thực tế, giống như bất kỳ thiết kế tốt, bao bì kể một câu chuyện. Đó là một trải nghiệm mang tính cảm giác, thu hút chúng ta thông qua thị giác, xúc giác và âm thanh (và có thể cả mùi và vị, tùy thuộc vào sản phẩm).
Tất cả các chi tiết này giúp chúng ta hiểu sản phẩm bên trong bao bì là gì, nên sử dụng như thế nào, ai nên sử dụng và quan trọng nhất là chúng ta có nên mua sản phẩm hay không.
2. Các điểm cần chú ý khi lên ý tưởng thiết kế bao bì
a. Mỹ thuật, thu hút/ ấn tượng
Đó là thu hút thị giác với kỹ năng, kiến thức về mỹ thuật và những nguyên lý thị giác, điều mà bạn nên đầu tư và tìm kiếm Hoạ sĩ thiết kế đồ hoạ để thực hiện, Vũ tin chắc rằng, đa phần các Hoạ sĩ thiết kế đều làm tốt điều này.
Nếu về mặt thị giác, thiết kế bao bì của bạn không chiếm lấy mọi ánh nhìn, bao bì đó sẽ không được chú ý, dễ dàng bị quên lãng. Bạn nên chú ý và yêu cầu người Hoạ sĩ giải thích cho bạn nguyên lý thị giác được ứng dụng vào bao bì là gì? Điều gì khiến bao bì trở nên thu hút và nổi bật? Làm sao để khách hàng không thể bước tiếp?
b. Nội dung, truyền đi thông điệp rõ ràng
Nội dung là điều quan trọng, Vũ luôn quan niệm rằng, mọi hình ảnh (thiết kế đồ hoạ) là truyền tải nội dung (chữ viết) bằng việc thiết kế cho chúng ấn tượng và thu hút. Vì thế trước khi gặp gỡ các Hoạ sĩ thiết kế đồ hoạ, bạn cần tập trung thời gian của mình để xây dựng bộ nội dung cần thể hiện trên thiết kế bao bì, sau đó truyền tải lại ý nghĩa của chúng tới Hoạ sĩ mà bạn lựa chọn. Hãy giúp người Hoạ sĩ hiểu được ý nghĩa của dự án mà họ thực hiện.
Điều tốt nhất là bạn tìm kiếm và chia sẻ cụm từ khóa thể hiện được cá tính của sản phẩm chứa bên trong, đó là những tính từ thuộc về sản phẩm hoặc là chính bạn, hãy truyền tải chúng trên thiết kế bao bì. Đừng quá tham lam, hãy cố gắng chọn hai hoặc ba từ khoá gửi tới người thiết kế. (Ví dụ: sạch & thân thiện).
Ngoài ra bạn cần đạt được tình cảm của khách hàng, hãy đảm bảo rằng khi đã bị thu hút bởi thiết kế ấn tượng, bạn trao tới khách hàng một câu chuyện truyền cảm hứng, một câu chuyện ngắn có ý nghĩa về sản phẩm/ thương hiệu chứa đựng bên trong, đôi khi nó chỉ là một câu slogan/ tagline ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc. Các nghiên cứu tâm lý chỉ ra rằng hầu hết khách hàng mua sản phẩm bằng cảm xúc, nên hãy nhớ chỉ có những gì xuất phát từ trái tim mới chạm được tới trái tim.
c. Ứng dụng, dễ dàng truyền miệng
Quá trình nhiều năm thực hiện những dự án thiết kế bao bì Quốc tế và tại Việt Nam, Vũ nhận ra rằng rất nhiều thương hiệu quên đi yếu tố sống còn của bao bì khi chúng xuất hiện trên thị trường, đó là “TÊN GỌI BAO BÌ”, hãy chú ý tới điều này!
Hãy dành một phút và suy nghĩ, bạn có thể gọi tên được bao nhiêu bao bì? Bạn có thể đặt một cái tên cho bao bì hiện tại của mình không? gọi nó là gì?. Đó là điểm mấu chốt đơn giản nhưng hầu hết mọi người đều bỏ qua. Khi không thể gọi tên bao bì của chính mình, khách hàng của bạn cũng không thể giới thiệu nó, nếu sử dụng để truyền thông thì đó là là một điều lãng phí.
Thành công khi đạt được hiệu ứng truyền miệng, là thành công trong việc điều hướng nhận thức của người tiêu dùng với điểm nhấn rõ nét và có thể gọi tên, có thể kể đến những bao bì đi vào “huyền thoại” của người tiêu dùng tại Việt Nam.
3. Nghiên cứu thu thập thông tin trước khi thiết kế bao bì
1. Sản phẩm của bạn là gì?
Câu hỏi đơn giản nhất đúng không? Bạn đang bán sản phẩm gì? To nhỏ ra sao? Được làm bằng chất liệu gì? Nó có tinh xảo hay không?
Câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định loại hình vận chuyển cần thiết cho sản phẩm của mình. Ví dụ như, các sản phẩm tinh xảo, dễ vỡ sẽ phải cần phương pháp vận chuyển yêu cầu độ an toàn cao hơn, đồng thời những sản phẩm lớn với kích thước lạ lùng thì lại cần các bao bì phù hợp nhất định.
2. Ai là đối tượng mua hàng?
Sản phẩm của bạn được sử dụng bởi nam giới, nữ giới hay cả hai? Người lớn hay trẻ nhỏ? Đối tượng khách hàng chính có quan tâm tới vấn đề môi trường hay không? Thu nhập của họ cao, trung bình hay thấp?
Thiết kế bao bì sản phẩm bắt buộc phải thu hút tệp khách hàng tiềm năng nhất của chúng, do đó xác định được ai sẽ là khách hàng của bạn là việc quan trọng trước khi bắt tay vào thiết kế. Những sản phẩm cho người già có lẽ phải cần những đoạn chữ lớn. Thêm vào đó, những người có thu nhập cao thì lại yêu cầu sản phẩm phải có độ tinh tế, sang trọng nhất định mới quyết định mua hàng.
3. Khách hàng mua sản phẩm của bạn như thế nào?
Khách hàng mua sắm sản phẩm của bạn trong siêu thị? Trong cửa hàng? Hay online?
Bạn chắc chắn sẽ có những suy nghĩ khác nhau về thiết kế bao bì của mình nếu chúng được bán qua online hoặc bày tại cửa hàng.
Sau khi đã trả lời được hết 3 câu hỏi, việc bạn cần làm tiếp theo đó chính là.
Thu thập thông tin
Yêu cầu về thương hiệu
Sản phẩm thường sẽ là đại diện cho hình ảnh của thương hiệu. Nếu như bao bì của bạn phải thể hiện được một số đặc tính cần thiết, hãy đảm bảo rằng bạn đã thu thập đầy đủ các thông tin trước khi bắt đầu:
1. Màu sắc
2. Fonts chữ
3. Logo
Nội dung thể hiện trên bao bì
Bạn cũng cần xác định trước các thông tin cần thể hiện trên thiết kế bao bì. Tùy thuộc vào ngành và sản phẩm kinh doanh, sẽ có những thông tin mà bạn bắt buộc phải đưa lên:
Nội dung sản phẩm
Bao gồm toàn bộ tên sản phẩm đến miêu tả sản phẩm hoặc những từ kêu gọi hành động mua hàng.
Hình ảnh
Hình ảnh tốt có giá trị bằng ngàn lời nói
Các ký hiệu, biểu tượng
Phụ thuộc vào sản phẩm/ ngành nghề, bạn sẽ phải thêm vào các đoạn barcode, thông tin dinh dưỡng, biểu tượng hợp pháp,…
Các thông tin khác
Một số sản phẩm như thức ăn hay mỹ phẩm sẽ có những thông tin thêm như hạn sử dụng hay số lượng lô hàng.
Phong cách thiết kế
Nghiên cứu trước một số phong cách trước khi bắt tay vào thiết kế bao bì là một ý tưởng không hề tồi. Thu thập những mẫu bao bì sản phẩm bạn thích, chụp hình lại khi bạn tới những cửa hàng, siêu thị, sau đó đem về tham khảo ý tưởng.
Nhưng hãy nhớ rằng, có thể việc bạn yêu thích màu sắc này, hoặc kiểu font chữ này, nhưng chưa chắc khách hàng mục tiêu của bạn đã thích, mà ở đây bạn lại mong muốn bán sản phẩm của mình cho khách hàng. Do đó hãy đứng trên con mắt và thẩm mỹ của nhiều người để quyết định lựa chọn phong cách thiết kế bao bì sản phẩm của mình.
Điều cần cân nhắc khác đó chính là chất liệu cho bao bì trước khi bắt tay vào thiết kế.
Ngân sách
Tùy thuộc vào từng chất liệu, kích thước mà giá thành của mỗi bao bì sản phẩm sẽ khác nhau. Hãy tham khảo từ 5-10 đơn vị chuyên in ấn bao bì để biết được mức giá tốt nhất cho mình nhé.
4. Các bước thiết kế bao bì chuẩn
a. Thấu hiểu các lớp bao bì
Có 3 lớp bao bì sản phẩm: lớp ngoài, lớp trong, và lớp sản phẩm. Sản phẩm của bạn có thể cần 1 hoặc cả 3 lớp.
Lớp bao bì ngoài sẽ là thứ đầu tiên khách hàng nhìn thấy. Nó bảo vệ, ngăn sách sản phẩm của bạn với bên ngoài. Nó có thể bao gồm cái hộp mà bạn dùng để vận chuyện hoặc túi đựng đồ bạn đặt sản phẩm bên trong tại cửa hàng.
Lớp bao bì bên trong là thứ giữ an toàn cho sản phẩm sau lớp ngoài.
Lớp sản phẩm là thứ hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay tới khi nhắc đến sản phẩm: chiếc hộp đựng đồ chơi, vỏ chai với nhãn mác, vỏ giấy bọc thanh kẹo,..
Mỗi một lớp trên bao bì là cơ hội để bạn truyền tải câu chuyện thương hiệu của mình.
>> Xem thêm Công ty sản xuất túi opp dán miệng Nam Phát
b. Lựa chọn kiểu bao bì
Có rất nhiều các kiểu thiết kế bao bì khác nhau cho sản phẩm của bạn:
Hộp, túi, chai, thùng, bình, lọ, túi giấy, hộp gỗ,…. Hoặc bất cứ thể loại, chất liệu gì giúp bạn trở nên khác biệt với đối thủ, phù hợp với đặc tính thương hiệu, phù hợp với người sử dụng là khách hàng mục tiêu, tối ưu được chi phí sản xuất,.. là bạn có thể sử dụng cho thiết kế bao bì của mình.
c. In bao bì sản phẩm
In bao bì sản phẩm cũng là công việc bạn phải tính trước khi bắt tay vào thiết kế. Việc thảo luận trước với nhà in sẽ giúp bạn đảm bảo được yếu tố giá cả và chất lượng của sản phẩm sau khi sản xuất hàng loạt. Bạn sẽ không muốn những bao bì khi được in ra khác hoàn toàn so với thiết kế trên máy tính của mình đâu.
1. Khuôn, mẫu Nếu như bạn lựa chọn kích cỡ hộp hoặc nhãn để sản xuất hàng loạt, hãy đảm bảo rằng bạn đã có khuôn, mẫu chuẩn để tránh việc thiết kế không phù hợp
2. Yêu cầu định dạng file Nhà in sẽ cần file vector thiết kế. (thường định dạng đuôi sẽ là .ai .psd hoặc file pdf hay eps).
3. Lựa chọn màu sắc Một số máy in hỗ trợ đầy đủ tất cả các màu, nhưng một số thì không. Hãy đảm bảo rằng màu sắc của sản phẩm sau khi in hoàn toàn không bị thay đổi nhé.
4. Digital và in offset Nhà in sử dụng loại nào? Nếu họ in offset, số lượng tối thiểu là bao nhiêu? Chi phí theo số lượng thế nào?
d. Sắp xếp cấu trúc thông tin
Hãy quay trở lại với 3 câu hỏi trên, đặc biệt về việc ai là người sẽ mua sản phẩm của bạn, và cách họ tìm thấy chúng. Bạn sẽ sử dụng câu trả lời này để sắp xếp cấu trúc thông tin thể hiện trên bao bì.
Bạn có thể có những bức ảnh tuyệt vời về sản phẩm, những phản hồi tích cực từ khách hàng, câu tagline đúng điệu mô tả về bạn, và cả những thiết kế cách sử dụng sản phẩm vô cùng ấn tượng. Thế nhưng khi người mua hàng nhìn thấy sản phẩm của bạn trên giá treo, họ có lẽ chỉ nhớ duy nhất được một thứ. Và thứ đó là gì thì tùy bạn chọn.
Lựa chọn thứ quan trọng nhất mà bạn muốn khách hàng của mình biết về sản phẩm, và nó phải là trung tâm, là thứ chính trong thiết kế bao bì.
e. Đánh giá thiết kế tem nhãn
Sau khi đã triển khai một vài ý tưởng thiết kế tem nhãn, giờ là lúc bạn cần đánh giá lại chúng. Bạn cần phải tự hỏi mình:
1. Khách hàng có dễ dàng hiểu được sản phẩm của bạn là gì không?
Đặt mình vào vị trí người mua, bạn cũng chỉ đồng ý trả tiền cho những thứ bạn hiểu, chứ không phải những thứ bạn còn mơ hồ.
Hãy đảm bảo rằng thiết kế bao bì của bạn không gây nhầm lẫn sang các sản phẩm khác.
2. Bao bì sản phẩm này khi nhìn ở cửa hàng sẽ như thế nào?
Khi đặt trên kệ, sản phẩm của bạn có bị khuất không? Có dễ nhìn thấy và nhận ra không? Khi đặt cạnh các sản phẩm của đối thủ trông thế nào?
6. Thu thập feedback về tem nhãn của sản phẩm
Trước khi quyết định lựa chọn thiết kế bao bì này, hãy đảm bảo rằng bạn đã gửi chúng cho một số khách hàng cũ, và cả những người chưa từng sử dụng sản phẩm của bạn để thu thập ý kiến và đánh giá của họ.
Điều này sẽ giúp bạn xác định được liệu thiết kế của mình có thể truyền tải đúng những nội dung, câu chuyện và thông điệp hay không. Nếu không, hãy quay về và sửa lại trước khi đi in ấn hàng loạt
7. Định dạng file thiết kế bao bì
Bạn đã quyết định xong thiết kế bao bì của mình! Giờ chỉ còn bước cuối cùng là kiểm tra lại định dạng file chuẩn mà thôi:
Định dạng file vector: Bao gồm các đuôi file như .ai .pdf hoặc .eps
Mã màu. Hãy lựa chọn đúng mã màu Pantone hoặc CMYK phù hợp với in ấn thay vì RGB thể hiện trên màn hình
>> Xem thêm các bài viết liên quan